Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tìm hiểu về lợi, hại của các loại nước uống

Thông thường, chúng ta, đặc biệt là các vị phụ huynh, hay nói rằng nên uống loại nước này, hạn chế loại nước kia, loại nước này tốt cho sức khỏe, loại kia có hại v.v. Nhưng lợi, hại cụ thể như thế nào thì không mấy người biết.


Thế giới ngày càng cho ra đời nhiều loại nước uống, thay vì chỉ có loại nước uống đun sôi để nguội hay nước lã như nhiều nhiều thế kỷ trước. Chúng ta có đến hàng trăm chọn lựa. Nhưng chọn lựa nào mới là thân thiện với sức khỏe?

Nước, chất cần thiết cho các loại tế bào

Hai phần ba cơ thể chúng ta là chất lỏng mà nước là thành phần chính. Bởi vậy, nước có vai trò rất quan trọng cung cấp cho cơ thể những nguyên tố kim loại cần thiết như Canxi và Magie.

 - Giúp cơ thể hấp thụ các chất cần thiết và tiêu hoá dễ dàng các thức ăn.

 - Đưa các chất bổ dưỡng trong máu đi mọi nơi trong cơ thể.

 - Làm nhờn các mô màng và các khớp.

 - Giúp cơ thể thải chất bã.

 - Điều khiển nhiệt độ cơ thể bằng hiện tượng thoát mồ hôi.

Người lớn cần uống 6-8 ly nước lớn mỗi ngày.

Với nước uống, nhất là nước uống nhân tạo, chúng ta có đến hàng trăm chọn lựa. Nhưng chọn lựa nào mới là thân thiện với sức khỏe?

Thế giới ngày càng cho ra đời nhiều loại nước uống, thay vì chỉ có một loại nước uống đun sôi để nguội hay nước sông, nước suối như...nhiều nhiều thế kỷ trước.


1- Cà phê:

Cà phê có chứa cafein, chất đạm, chất béo và chất khoáng...

Tác dụng: kích thích hoạt động hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch. Người bị bệnh tăng huyết áp, tim mạch không nên dùng cà phê. Cũng như nước chè, không nên uống cà phê trước khi đi ngủ vì sẽ gây khó ngủ.
 
2- Nước chè (trà):


Là thức uống có giá trị dinh dưỡng vì có chứa tanin, cafein, tinh dầu, các vitamin, chất đạm và các chất khoáng.

Tác dụng: Thành phần cơ bản của chè là tanin nên chè có vị chát và tốt cho tiêu hóa. Uống chè có tác dụng kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, hoạt động hệ tim mạch, thận và ống tiêu hóa. Không nên uống chè đặc trước khi đi ngủ vì sẽ gây khó ngủ. Tốt nhất nên uống nước chè xanh.
 
3- Rượu, bia:


Độ cồn trong bia chứa 3-6%, trong rượu nếp 5%, rượu trắng và rượu màu có độ cồn cao có khi đến 39%.

Tác dụng: Với thức uống này thì tác hại nhiều hơn tác dụng. Lợi ích chủ yếu chỉ là kích thích tiêu hóa và tạo cảm giác ngon miệng (nếu uống vừa phải).

Nếu uống rượu thường xuyên sẽ có hại đến gan, thận, dạ dày và nhiều cơ quan khác. Người nghiện rượu có sức đề kháng kém đối với bệnh nhiễm khuẩn và khiến bệnh tiến triển nặng, làm giảm sút trí nhớ và khả năng lao động, ảnh hưởng đến trí tuệ của thế hệ sau.
 
4- Nước khoáng:


Nước khoáng tự nhiên lấy từ các mạch nước ngầm sâu, đó là dung dịch muối có chứa nhiều chất khoáng. Có loại nước khoáng tự nhiên có tính phóng xạ thường dùng để chữa bệnh, giải khát.

Nước khoáng nhân tạo được sản xuất bằng cách bão hòa nước ăn với khí CO2 và một số muối khoáng.
 
5- Nước quả ép tự nhiên:


Là nước quả tươi cho thêm nước và đường như nước cam, chanh, dưa hấu...

Tác dụng: Có tác dụng tốt với sức khỏe vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Nên uống nhiều nước quả tươi, nhất là vào mùa hè.
 
6- Các loại nước quả và nước giải khát có ga:


Các loại nước sản xuất từ tinh dầu hoa quả, các chất màu thực phẩm với khí CO2 hòa tan trong nước.

Tác dụng: để giải khát và cho cảm giác ngon miệng, muốn uống nhiều nước.

Lưu ý: không dùng nước ngọt có ga khi bị tiêu chảy. Không nên cho trẻ em dùng nhiều nước ngọt có ga, chất ngọt sẽ làm tăng đường huyết gây ức chế tiết dịch vị làm trẻ ngang dạ, biếng ăn.

Chúc các bạn thành công!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét